Văn hóa Nhât Bản – Những nét đặc sắc không thể bỏ qua

Khám phá Nhật Bản , Kiến thức

Văn hóa Nhật Bản là một trong những yếu tố cực kỳ hấp dẫn khách du lịch. Chúng được thể hiện qua phong cách ẩm thực, những lễ hội và cả trong những sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, Tokutei-Visa.com sẽ giới thiệu với các bạn những nét văn hóa đặc biệt nhất của đất nước Mặt Trời mọc nhé!

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp, lễ nghi và phong tục

Người Nhật cúi chào

Cách giao tiếp của người Nhật

Trong giao tiếp thông thường, người Nhật có khá nhiều quy tắc và lễ nghi cần phải tuân thủ. Trong đó, quy tắc dễ nhận thấy nhất chính là cái cúi chào đặc trưng. Cụ thể hơn, họ có tới ba cách cúi mình tùy vào địa vị và mỗi quan hệ xã hội.

  • Khẽ cúi chào Eshaku: Đây là cách người Nhật thường chào bạn bè hoặc người ngang cấp bậc với mình. Với kiểu chào này, ta chỉ hơi cúi thân và đầu trong khoảng 1-2 giây. Người Nhật cũng chào nhau nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ có lần đầu là thi lễ. Những lần gặp sau, họ chỉ khẽ cúi chào Eshaku.
  • Kiểu chào Keirei: Kiểu chào Keirei là cách thông dụng nhất, là cách cúi chào bình thường. Với kiểu chào Keirei, người ta sẽ cúi thân và đầu khoảng 20-30 độ, giữ nguyên khoảng 2-3 giây. Khi đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào Keirei, người ta sẽ đặt hai tay xuống sàn và cúi đầu cách sàn tầm 15cm.
  • Chào cung kính Saikeirei: Đây là hình thức cao nhất, thể hiện sự kính trọng sâu sắc. Kiểu chào này thường được dùng trước các bàn thờ, trước Quốc kỳ, trong chùa…

Tinh thần võ sĩ đạo

Tinh thần võ sĩ đạo có lẽ là một trong những nét nổi tiếng nhất của văn hóa Nhật Bản. Một võ sĩ đạo phải có đủ các phẩm chất như ngay thẳng, dũng cảm, trung thành, danh dự.

Chính nhờ tinh thần võ sĩ đạo, Nhật Bản đã có thể phát triển thành một cường quốc từ một nước nghèo, chịu nhiều thiên tai.

tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

Những điểm ấn tượng trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Đây là những nét văn hóa đặc biệt khiến bất cứ du khách nào tới Nhật cũng phải ngạc nhiên. Đặc biệt hơn, có rất nhiều tập tục ở Nhật khác hẳn với những nước phương Tây. Ví dụ dễ hiểu nhất chính là văn hóa tiền bo.

Ở Mỹ, việc bo (tips) cho nhân viên phục vụ là điều gần như bắt buộc. Khoản tiền tips này cũng khá lớn, trung bình khoảng 15% bữa ăn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì người ta lại không tips cho nhân viên phục vụ. Hơn thế nữa, việc bo tiền có thể khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm.

Người Nhật luôn xin lỗi và cảm ơn nếu làm phiên hoặc nhờ vả ai đó. Họ cũng rất ít khi tỏ thái độ mạnh mẽ, thường chỉ dùng cách nói bóng gió để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Văn hóa Nhật Bản trong ẩm thực

Nhật Bản là nước có nền văn hóa ẩm thực giàu truyền thống, với rất nhiều món ăn đặc biệt. Chưa hết, ẩm thực Nhật Bản còn phải kết hợp với lễ nghi, khiến cho bữa ăn trở nên trang trọng hơn rất nhiều. Là một đảo quốc, vậy nên ẩm thực Nhật Bản gắn liền với các món hải sản, đặc biệt là hải sản tươi sống.

sashimi mực

Sushi và Sashimi

Cả hai món ăn trên đều có một điểm chung, đó là sử dụng hải sản tươi sống. Trước đây, chúng tôi đã có bài viết chi tiết về Sashimi, hướng dẫn phân biệt Sashimi và Sushi. Các bạn có thể tham khảo bài viết qua đường link dưới đây:

Văn hóa trà đạo

Văn hóa trà đạo của người Nhật đã có lịch sử rất lâu đời. Bắt đầu ra đời và phát triển từ thế kỷ VII, giờ đây trà đạo không còn đơn thuần chỉ là uống trà. Người Nhật tin rằng qua việc thưởng thức trà đạo, họ có thể tìm thấy được giá trị cần thiết của mỗi con người.

Tinh thần trà đạo được biết tới qua bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”, trong đó:

  • “Hòa” là hòa bình
  • “Kính” là tôn trọng người lớn hơn mình, yêu thương người nhỏ hơn mình.
  • “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết
  • “Tịch” là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo – an nhàn.

văn hóa nhật bản trà đạo

Rượu Sake

Mỗi đất nước có một loại rượu riêng, Việt Nam có nếp cái hoa vàng thì Nhật cũng có Sake. Đây là loại rượu nhẹ, được lên men từ gạo. Và đúng với phong cách cầu kỳ của Nhật, cách nấu rượu Sake cũng có rất nhiều quy tắc.

Quy tắc trên bàn nhậu của người Nhật cũng cầu kỳ không kém, nhưng cơ bản cũng giống người Việt. Người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước, sau đó mới đến người trẻ hơn. Khi có người rót rượu cho bạn, bạn cần giữ chén bằng một tay, tay còn lại kê dưới đáy để thể hiện phép lịch sự.

Tổng kết

Tất nhiên, văn hóa Nhật Bản không thể gói gọn được trong một bài viết đơn giản như thế này. Chúng ta còn có rất nhiều các yếu tố thú vị khác như văn hóa Manga, Anime hay các ngành nghề truyền thống. Để có thể trải nghiệm được trọn vẹn nhất những nét văn hóa truyền thống của xứ sở Mặt Trời mọc, các bạn hãy đến đây nếu có cơ hội nhé.