Visa kỹ năng đặc định Tokutei Visa, Tokutei Ginou Nhật Bản

Văn hóa trà đạo Nhật Bản tại sao lại nổi tiếng đến vậy?

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là một trong những truyền thống quý báu của xứ sở Phù Tang. Không đơn thuần chỉ là việc uống trà, nó còn là phương thức giúp người ta tĩnh tâm, chiêm nghiệm. Một buổi trà đạo là bản giao hưởng tuyệt vời của tất cả các giác quan. Ở đó, ta có thể cảm nhận được rất nhiều điều:

Tất nhiên, ta cần nền móng để tìm hiểu tất cả những điều đó. Với bài viết này, Tokutei-Visa.com sẽ giới thiệu những yếu tố cơ bản nhất của văn hóa trà đạo. Từ đó, các bạn có thể thêm hiểu biết và yêu quý hơn văn hóa Nhật Bản.

Lịch sử của văn hóa trà đạo Nhật Bản

Khởi nguồn trà đạo: Thiền tông Phật giáo

Lịch sử của trà đạo được khởi nguồn từ Thiền tông Phật giáo. Theo như truyền thuyết, vị cao tăng Eisai đã sang Trung Hoa để tham vấn học đạo vào khoảng cuối thế kỷ 12. Như chúng ta cũng đã biết, Trung Quốc chính là cái nôi của trà. Hơn thế nữa, từ “お茶 – Ocha” trong tiếng Nhật và từ “Trà” cũng được lấy từ tiếng trung “茶 – Chá”.

Sau khi về nước, Eisai đã mang theo một số hạt trà để trồng trong sân chùa. Ông cũng là người mời Thiên hoàng thử uống trà. Dần dần, Thiên hoàng và giới quý tộc cũng hình thành thói quen thưởng thức thức uống này.

Sau này, cũng chính Eisai là người sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki). Cuốn sách đã ghi lại nội dung chi tiết liên quan tới thú uống trà.

Những bước phát triển của văn hóa trà đạo Nhật Bản

Nhận được sự ủng hộ của Thiên Hoàng và giới quý tộc, trà đạo dần dần phát triển. Tiệc trà giờ đã thành một xu hướng, thể hiện sự thanh lịch, quý phái. Mọi người cũng đồng ý với nhau rằng Kyoto chính là nơi trồng trà xanh ngon nhất.

Tới thế kỷ thứ 16, thói quen thưởng trà dần phổ biến hơn, không chỉ còn trong giới quý tộc. Văn hóa này đã trở thành hoạt động phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội Nhật Bản.

Nhắc tới trà đạo, ta cũng cần nhắc tới một nhân vật nổi tiếng – Sen no Rikyu. Ông đã tạo ra các nguyên tắc cơ bản của trà đạo, bao gồm Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Ông cũng nổi tiếng với triết lý trân trọng mọi dịp gặp gỡ, vì ta không thể nào tìm lại được toàn bộ những khoảnh khắc đó.

Quy cách pha trà và uống trà trong trà đạo

Cách pha trà

  • Đặt bộ trà xanh vào tách trà: người ta lấy khoảng 2-4g bột trà xanh, đưa từ bình vào chén. Trong một số trường hợp, người ta còn cho thêm táo tàu.
  • Nước nóng sẽ được múc bằng một chiếc muỗng lớn bằng tre, đổ vào tách trà. Đây là nước đã được đun sôi, để giảm nhiệt còn khoảng 80 độ.
  • Trà xanh sẽ được khuấy bằng bàn chổi tre Chasen.

Thưởng trà

  • Sau 3 bước ở trên, người ta sẽ cầm tách trà trong tay phải, mặt trước hướng về phía khách. Tay trái được đặt bên dưới đáy tách trà, thể hiện sự tôn trọng với trà.
  • Xoay tách hai lần theo chiều kim đồng hồ để tránh đặt miệng trước phần có hoa văn. Uống trà chia làm 3 đến 4 lần, cuối cùng tạo tiếng ồn và ngậm trà như một tín hiệu rằng bạn đã uống xong. Sau đó, lau ống ngậm bằng ngón tay và lau ngón tay bằng giấy bỏ túi.
  • Sau khi thưởng trà, người ta sẽ xoay bát ngược chiều kim đồng hồ để đưa tách về vị trí ban đầu.

Lưu ý: Việc thưởng trà có nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái sẽ có chút khác biệt.

Cách lấy bánh kẹo trà

Bên cạnh trà xanh, trong tiệc trà người ta còn dùng thêm bánh kẹo. Tương tự như việc ăn kẹo lạc uống nước chè ở Việt Nam, bánh kẹo cũng giúp tăng hương vị trà đạo. Khi được chủ nhà mời, hãy cúi đầu và lấy một phần bánh kẹo.

Lưu ý khi thưởng trà

Kết luận

Sau hàng trăm năm phát triển, trà đạo đã trở thành một nét nghệ thuật của người Nhật Bản. Không chỉ bị bó gọn trong đất nước Mặt Trời mọc, nét văn hóa này còn được lan truyền rộng rãi tới các nước Phương Tây. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã có thể cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về trà đạo.